HỆ THỐNG GIS GIÚP XÁC ĐỊNH QUẢN LÝ CÁC NGUỒN Ô NHIỄM, RÁC THẢI, CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ…
Cập nhật: 01/12/2012Ngày 28/11/2014, Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Nông lâm nghiệp TP. HCM phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức Hội nghị “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) toàn quốc thích ứng với biến đổi khí hậu” lần thứ VI với sự tham gia của hơn 150 đại biểu là lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, các Trường đại học Cần Thơ, Đại học nông lâm nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vùng ĐBSCL, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.
Theo các đại biểu tham gia hội nghị, vùng ĐBSCL là vùng đất thấp, nằm ở vùng hạ lưu sông Mekong, tiếp giáp biển Đông và biển Tây đang phải đối mặt với nhiều tác động và nguy cơ tiềm ẩn, khó lường từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là lũ lụt, thiên tai, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, xói mòn, sụt lún đất…Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển sản xuất nông nghiệp, sinh kế của người dân, thách thức nghiêm trọng an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chuỗi giá trị gia tăng, tăng cường hợp tác liên vùng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là hệ thống GIS vào quản lý, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… là điều rất cần thiết.
Hệ thống GIS là một hệ thống có khả năng giúp chúng ta quản lý dữ liệu mang tính không gian và thời gian, tạo công cụ rất mạnh giúp cho công tác quản lý, quy hoạch nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên môi trường được tốt hơn. Cụ thể, khi nước biển dâng, thay đổi về dòng chảy ở thượng nguồn, nhiệt độ, lượng mưa… Tất cả những yếu tố này đều mang tính không gian và biến động theo thời gian trong quá khứ cũng như hiện tại “Để chúng ta phân tích được những thay đổi của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên môi trường thì chúng ta phải đánh giá chi tiết các yếu tố không gia và thời gian trong quá khứ, hiện tại và tương lai”- PGS. TS Nguyễn Hiếu Trung, Trưởng khoa Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường- Trường Đại học Cần Thơ cho biết. Cũng theo PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung, để đánh giá yếu tố tương lai là rất khó vì lượng thông tin dự báo nhiều, nhưng hệ thống thông tin thông thường chỉ quản lý dưới dạng tính chất đối tượng với những con số, trong khi ứng dụng hệ thống GIS và viễn thám sẽ quản lý bằng bản đồ số với các lớp dữ liệu có thể tích hợp lại với nhau để tạo nên nguồn dữ liệu rất lớn, từ đó mới có những phân tích không gian để tìm ra được khu vực nào bị ảnh hưởng từ biến đối khí hậu để đưa ra giải pháp thích hợp. Bên cạnh đó, hệ thống GIS còn giúp chúng ta xác định được vùng nào sẽ thích nghi cho các loại cây trồng, quản lý rừng, các nguồn ô nhiễm, rác thải, cơ sở hạ tầng đô thị…
Lê Hùng
(Theo monre.gov.vn)
Tin liên quan
- NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ: "NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP MỘT SỐ THÔNG TIN TRÊN BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀO BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ LỚN"
- NGHIỆM THU CẤP CƠ SỞ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
- ĐOÀN CÔNG TÁC THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC WARZSAWA, BA LAN
- BỘ TRƯỞNG PHẠM KHÔI NGUYÊN LÀM VIỆC VỚI TRUNG TÂM VIỄN THÁM QUỐC GIA: CẦN MỞ RỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM
- VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ BAN HÀNH VÀ ÁP DỤNG TÀI LIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2015
- SẮP XẾP LẠI, XỬ LÝ NHÀ, ĐẤT THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
- THÔNG BÁO HỘI NGHỊ ĐỊA TIN HỌC QUỐC TẾ 2012 THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON GEOINFORMATICS FOR SPATIAL-INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT IN EARTH & ALLIED SCIENCES
- XÉT DUYỆT THUYẾT MINH CẤP CƠ SỞ ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2017 – CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. ĐÀO NGỌC LONG VÀ THS. TRẦN THỊ MINH ĐỨC
- THÔNG BÁO SỐ 02: THÔNG BÁO VỀ THAY ĐỔI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TOÀN QUỐC
- NGHIỆM THU CẤP CƠ SỞ DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP BỘ: "SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ RADAR KẾT HỢP ẢNH SPOT5 ĐỂ ĐO VẼ BÙ KHU VỰC BAY CHỤP HỞ, MÂY CHE"